Hướng Dẫn sử Dụng máy thủy bình

Nhằm cung cấp kiến thức căn bản để thành thạo sử dụng máy thủy bình cho người mới bắt đầu, https://maythuybinh.vn/ xin tổng hợp bài viết hướng dẫn chi tiết các bước thực hành từ cơ bản tới nâng cao một cách đầy đủ nhất trong nội dung sau đây.

Máy Thủy Bình Là gì

Máy thủy bình là một thiết bị trắc địa chuyên dùng để thực hiện các phép đo cao hình học theo nguyên lý tia ngắm ngắn nằm ngang, tia ngắm của máy thủy bình song song với mặt nước biển, Máy thủy bình tiếng anh là gì? Máy thủy bình dịch sang tiếng anh có tên tiếng Anh là Automatic Level. Máy thủy bình có tác dụng gì?

Máy Thủy bình để làm gì

Công dụng máy thủy bình được thiết kế với chức năng chủ đạo nhằm tính toán sự chênh lệch độ cao giữa các điểm địa hình, địa vật hoặc làm đường bình độ của địa hình, ứng dụng quan trọng trong xây dựng và đo đạc công trình. Máy kinh vĩ và máy thủy bình, kèm với máy toàn đạc điện tử thường được kết hợp sử dụng để phục vụ các yêu cầu khác nhau trong công tác đo đạc ứng dụng trắc địa công trình.

Cấu tạo máy thủy bình

Hướng dẫn cách sử dụng máy thủy bình

Cách sử dụng máy thủy bình cơ

Máy thủy bình quang học được thiết kế theo tiêu chuẩn giống nhau trên toàn thế giới. Cấu tạo gồm các phần theo thứ tự ảnh như trên

  1. Kính mắt : vị trí đặt mắt của người dùng, có thể điều chỉnh sáng hệ thống vạch khắc trong lăng kính của máy, được gọi là kính mắt để chỉnh độ nét của vạch khắc chỉ chữ thập.
  2. Kính vật : hệ thống cố định của máy, giúp cho ảnh thực đi qua máy được phóng đại lên truyền tới mắt người dùng qua hệ lăng kính bên trong
  3. Núm xoay điều quang : giúp điều chỉnh hệ thống kính trong máy để bắt ảnh thực rõ nét, điều chỉnh tiêu cự để phản chiếu hình ảnh tới mắt người đọc.
  4. Núm vi động ngang : thân máy được thiết kế ngoài chức năng có thể xoay vô cực 360 Độ, còn có thể xoay trong phạm vi nhỏ, nhờ điều chỉnh bánh răng nối với hệ thân máy thông qua núm xoay vi động, giúp bắt gọn mục tiêu và chính xác hơn.
  5. Ốc cân máy : thân máy được điều chỉnh lên xuống sao cho bọt nước luôn ở vị trí chính giữa nhờ những ốc cân máy này, có thể lên cao và xuống thấp nhờ những thao tác xoay hai chiều dễ dàng
  6. Bọ thủy tròn : nơi biểu thị mức độ cân bằng máy – bị tác động thông qua sự điều chỉnh của ốc cân máy – bọt thủy ở vị trí chính giữa biểu thị máy đã sẵn sàng trong trạng thái cân bằng để hoạt động
  7. Vòng chia 360 độ : nơi có thể lấy số hướng trên mặt phẳng một cách tương đối, để đo đạc chính xác cao độ và góc, phải sử dụng kết hợp máy thủy bình và máy toàn đạc

Thông số kỹ thuật máy thủy bình

Sai số máy thủy bình và độ phóng đại máy thủy bình là hai (02) chỉ số quan trọng để đánh giá về máy, từ đó đưa ra các lựa chọn đáp ứng cho yêu cầu về giá máy thủy bình và mục đích kinh tế trong đầu tư thiết bị đo đạc.

Độ phóng đại Sai Số mm / 1km đo khép tuyến Model
20X 2.5 Leica NA720
24X 2.0 Leica NA724
32X 1.5 Leica NA532
Sai số của một số dòng máy thủy bình tốt nhất hiện nay

Bảng báo giá máy thủy bình

Lựa chọn máy thủy bình bao tiền thì phù hợp nhu cầu và mục đích sử dụng? Nên mua máy thủy bình giá bao nhiêu. Máy thủy bình sokkia của nước nào, máy thủy bình topcon của nước nào…

Hãng Nguồn gốc Thương Hiệu Giá Tham Khảo
Máy thủy bình Topcon AT-B4 Nhật Bản  
Máy thủy bình Topcon AT-B4A Nhật Bản  
Máy thủy bình Topcon AT-B3A Nhật Bản  
Máy thủy bình Topcon AT-B3 Nhật Bản  
Máy thủy bình Topcon AT-B2 Nhật Bản  
Máy thủy bình Sokkia C32 Nhật Bản  
Máy thủy bình Sokkia C30 Nhật Bản  
Máy thủy bình Sokkia C320 Nhật Bản  
Máy thủy bình Sokkia C330 Nhật Bản  
Máy thủy bình Sokkia B40 Nhật Bản  
Máy thủy bình Sokkia B40A Nhật Bản  
Máy thủy bình Sokkia B20 Nhật Bản  
Máy thủy bình Sokkia B30 Nhật Bản  
Máy thủy bình Sokkia B30A Nhật Bản  
Máy Thủy bình Leica NA320 Thuỵ Sĩ  
Máy Thủy bình Leica NA324 Thuỵ Sĩ  
Máy Thủy bình Leica NA332 Thuỵ Sĩ  
Máy Thủy bình Leica NA524 Thuỵ Sĩ  
Máy Thủy bình Leica NA532 Thuỵ Sĩ  
Máy Thủy bình Leica NA720 Thuỵ Sĩ  
Máy Thủy bình Leica NA724 Thuỵ Sĩ  
Máy Thủy bình Leica NA730 (NA730 Plus) Thuỵ Sĩ  
Máy Thủy bình Nikon AC 2S Nhật Bản  
Máy Thủy bình Nikon AX 2S Nhật Bản  
Máy Thủy bình Nikon AP 8 Nhật Bản  
Máy thủy bình nikon AE-7C Nhật Bản  
Máy thủy bình nikon AS-2C Nhật Bản  
Máy Thủy bình Pentax AP 281 Nhật Bản  
Máy Thủy bình Pentax AP 224 Nhật Bản  
Máy Thủy bình Pentax AP 228 Nhật Bản  
Máy Thủy bình Pentax AP 230 Nhật Bản  
Máy thủy bình Pentax AL 321 Nhật Bản  
Máy Thủy bình SatLab SAL 32 Thuỵ Điển  
Máy Thủy bình Hi Target HT32 Nhật Bản  
Máy Thủy bình Bosch Gol 26D Đức  
Máy Thủy bình Bosch Gol 32D Đức  
Máy Thủy bình Sincon SL32 Hàn Quốc  
Máy Thủy bình Sincon S32 Hàn Quốc  
Máy Thủy bình Sincon SL28X Hàn Quốc  
Máy thủy bình báo giá

Cách Cân Máy Thủy Bình

Bắt đầu, chúng ta choãi 3 chân máy ra theo hướng tạo thành gần giống một hình tam giác đều trên mặt phẳng đất. Tiếp sau đó, cố định chân máy trên nền đất cho chắc chắn bằng cách đạp cố định các chỗ đặt chân thiết kế dưới chân máy. Sau đó cố định các ốc khoá hãm chân máy thủy bình lại.

Kết hợp điều độ cao chân máy sao cho mặt phẳng đi qua bọt thủy gắn trên thân máy gần với phương nằm ngang nhất có thể, bọt thủy gần vào vị trí chính giữa.

Sau đó hiệu chỉnh cân bằng bọt thủy của máy bằng 3 ốc cân máy sao cho bọt thủy vào giữ vòng tròn.

* Trường hợp địa hình không bằng phẳng thì cần điều chỉnh bằng 3 chân ở giá đỡ vì 3 ốc cân máy chỉ điều chỉnh được độ lệch không lớn.

Luôn đảm bảo tại mọi vị trí của máy bọt thủy luôn nằm tại vị trí chính giữa, nếu khi xoay máy nhưng bọt thủy lệch khỏi vị trí chính giữa, ta cần mang tới trung tâm hiệu chỉnh máy thủy bình gần nhất để tiến hành kiểm định máy thủy bình. Việc đảm bảo máy luôn ở trong tình trạng tốt nhất trước khi đưa vào đo đạc và vận hành sẽ giúp ta đạt được các kết quả đo đạc đáng tin cậy nhất, giảm thời gian sửa chữa khắc phụ kết quả đo đạc do yếu tố sai số từ thiết bị. Trên đây là hướng dẫn cân máy thủy bình chi tiết và cơ bản nhất bắt buộc phải thành thục để chuyển sang kỹ năng tiếp theo.

Cách Đọc máy thủy bình

cách-sử-dụng-máy-thủy-bình
đọc-mia-máy-thủy-bình

Quy trình lấy số đọc trên mia sử dụng máy thủy chuẩn và máy thủy bình, nguyên lý đo cao bằng máy thủy bình ứng dụng phương pháp đo cao hình học bằng máy thủy bình. Cụ thể của nguyên lý và phương pháp như sau :

Đặt máy tại giữa hai điểm cần đo, tại mỗi điểm, dựng thẳng mia vuông góc với mặt đất, không dựng mia nghiêng lệch khỏi phương thẳng đứng nhằm hạn chế tối thiểu sai số do dựng mia sai. Việc đặt mia tại vị trí giữa hai điểm cần đo giúp máy có thể loại bỏ được phần lớn sai số, mang lại kết quả đo đạc tốt nhất.

Bước 1: Tiến hành cân bằng máy tại điểm giữa đoạn AB, sao cho máy tương đối nằm giữa 2 điểm A và B là tốt nhất.

Bước 2: Điều hướng nhắm chuẩn mia chính xác, điều quang lấy ảnh rõ nét nhất, sau đó lấy số đọc mia tại điểm A, được a = 1729, tiếp theo đọc số đọc mia tại điểm B, được b = 1690. Hai vị trí lấy số đọc là vị trí giao cắt giữa vạch khắc trên mia và chỉ ngang trong hệ thống lưới chỉ chữ thập đọc số. Hai chỉ ngắn hai đầu không cần lấy số đọc. Tại Hình A, chỉ trên và chỉ dưới lần lượt đi qua vạch khắc 1783 và 1675, ta không cần quan tâm hai số này. Tác dụng của vạch khắc chỉ trên và chỉ dưới của lưới chỉ chữ thập dùng để đo khoảng cách bằng máy thủy bình.

Tham khảo bài viết : Dùng máy thủy bình đo khoảng cách

Lúc này ta tính độ chênh cao giữa 2 điểm A và B như sau:

dH= a – b = 1729 – 1690 = 39 mm.

Vậy điểm B cao hơn điểm A là 39 mm

Tham Khảo : cách kiểm tra sai số máy thủy bình

 

Bắn cao độ bằng máy thủy bình

Bước 1: Đặt máy tại vị trí cần đo đạc, đảm bảo khoảng cách từ máy tới vị trí đặt mia cần đo không quá xa theo quy định về chiều dài cạnh đo được nêu trong quy phạm thành lập lưới khống chế.

Bước 2: Cân bằng chính xác máy. Tham khảo nội dung về cách cân bằng máy thủy bình ở bài viết trên

Tham Khảo : Cách cân máy thủy bình

Bước 3: Định hướng ngắm chuẩn về hướng mia và tiến hành lấy số đọc trên mia tại vị vạch khắc nằm ngang của chỉ chữ thập trên máy đi qua số trên mia

Xem thêm : Cấu tạo máy thủy bình

Tham Khảo : Hướng dẫn đọc mia máy thủy bình

Bước 4: Gọi độ cao điểm gốc ban đầu là HA, số đọc được trên mia là a, độ cao điểm cần tính là HB, số đọc trên mia là b

Công thức : HA– HB = a – b = HAB : Được gọi là chênh cao giữa 2 điểm A và B

Trong thực tế : nếu HAB < 0 thì điểm A thấp hơn điểm B, trường hợp ngược lại, HAB >0 thì điểm A cao hơn điểm B.

Đo xa bằng máy thủy bình

Máy thủy bình có đo được khoảng cách không? Tính khoảng cách bằng máy thủy bình là phương pháp đo chiều dài thực tế trên địa hình từ điểm đặt máy tới vị trí dựng mia dựa vào kết quả đọc số trên mia tại chỉ trên và chỉ dưới. Dưới đây là quy trình hướng dẫn đo khoảng cách bằng máy thủy bình

Khoảng cách từ tâm máy tới mia được tính theo công thức : D = ( a – b ) x 100

Trong đó:   D là khoảng cách từ tâm máy tới mia(m)

                   a là số đọc chỉ trên(mm)

                   b là số đọc chỉ dưới(mm)

Ở ví dụ trên D = ( 1745 – 1635 ) x 100 = 11 m

Địa chỉ bán máy thủy bình ở Hà Nội

Những ưu đãi khi quý khách mua máy thủy bình tại Máy Trắc Địa Phúc Thịnh

  • Chuyển giao kỹ thuật và giao hàng áp dụng trên toàn quốc
  • Bảo hành máy 60 tháng
  • Hỗ trợ miễn phí kĩ thuật máy trọn đời
  • Đổi máy mới nếu có lỗi trong thời gian 10 ngày
  • Hỗ trợ khách hàng dùng thử máy miễn phí trước khi quyết định mua máy, nhận hàng kiểm tra trước khi thanh toán

Hướng dẫn mua hàng tại Máy Trắc Địa Phúc Thịnh

Cách 1: Liên hệ trực tiếp hotline / zalo của công ty

– Tại trụ sở Hà Nội: 0935.093.666

– Tại Tp HCM : 0935.093.666

Cách 2: Quý khách mua hàng trực tiếp tại cửa hàng máy thủy bình

CÔNG TY TNHH TRẮC ĐỊA PHÚC THỊNH

Địa chỉ : 125 Láng Hạ – Quận Đống Đa- Tp Hà Nội

1 thoughts on “Hướng Dẫn sử Dụng máy thủy bình

  1. Pingback: Kiến thức cơ bản cần biết về máy thủy bình quan trọng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *